Đại diện Hikvision Việt Nam cũng cho biết thêm, tính đến thời điểm hiện tại, hãng công nghệ này chưa ghi nhận bất kỳ bằng chứng công khai nào về việc lỗ hổng bảo mật CVE-2021-36260 bị khai thác với mục đích xấu.
Tuy vậy, để đảm bảo an ninh cho hệ thống camera giám sát, Hikvision khuyến nghị các cá nhân, tổ chức đang sử dụng sản phẩm Hikvision kiểm tra thiết bị của mình có nằm trong danh sách bị ảnh hưởng hay không và cập nhật phiên bản firmware mới nhất để hạn chế nguy cơ bị ảnh hưởng do lỗ hổng này.
Hiện tại, phiên bản firmware mới nhất đã có trên trang chủ Hikvision và website của các nhà nhập khẩu chính thức tại Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức cần truy cập vào đây để tải các phiên bản firmware mới nhất.
Ngày 22/9 vừa qua, sau khi tập đoàn toàn cầu Hikvision công bố lỗ hổng bảo mật CVE-2021-36260 trong sản phẩm camera IP, với vai trò là đơn vị được giao làm đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã có cảnh báo về lỗ hổng bảo mật CVE-2021-36260, có điểm đánh giá kỹ thuật CVSS là 9.8 (nghiêm trọng).
Tại cảnh báo này, Trung tâm NCSC cũng đã khuyến nghị người dùng tải bản cập nhật firmware phù hợp với sản phẩm đang sử dụng, tách riêng dải mạng dùng cho camera và hạn chế truy cập đến các dải mạng khác.
Hikvision được thành lập năm 2001. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit đến năm 2020, Hikvision là hãng camera giám sát lớn nhất thế giới, chiếm 38% thị phần toàn cầu. Các sản phẩm của của hãng tập trung vào công nghệ AI, phục vụ việc xây dựng các thành phố thông minh.
Có mặt trên thị trường Việt Nam từ nhiều năm qua, Hikvision cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm phục vụ việc giám sát bằng hình ảnh, có thể kể đến camera an ninh, camera giao thông, camera tầm nhiệt, đầu ghi lưu trữ, hệ thống báo động, chuông cửa có hình...
Trong đó, phổ biến hơn cả là các mẫu camera giám sát có mức giá trung bình. Không chỉ được dùng nhiều trong các gia đình, những sản phẩm này còn được lắp đặt tại nhiều doanh nghiệp, công trình ở Việt Nam.
Vân Anh
Cục An toàn thông tin vừa có cảnh báo về lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm camera IP của Hikvision. Lỗ hổng này được nhận định ảnh hưởng đến hơn 100 triệu thiết bị trên toàn cầu trong đó có cả Việt Nam.
" alt=""/>Hikvision Việt Nam nói gì về lỗ hổng bảo mật trên thiết bị camera IP của hãng?Đầu tháng 6, ông Nhậm Chính Phi đã đến thăm Đại học Tứ Xuyên và chia sẻ về dự định hợp tác chặt chẽ hơn với các trường đại học trên toàn cầu trong nghiên cứu cơ bản“để khắc phục thiếu sót của mình”. Nhà sáng lập Huawei đánh giá cao vai trò của nhân tài trong đổi mới sáng tạo kỹ thuật. Mục tiêu chính của ông là đóng góp các đột phá công nghệ trong những lĩnh vực then chốt đối với các vấn đề hóc búa mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt.
Tìm kiếm tài năng từ lâu là ưu tiên hàng đầu của ông Nhậm. Công ty ông sáng lập đang vật lộn với các hạn chế xuất khẩu ngày một tăng từ khi Washington đưa Huawei vào danh sách đen năm 2019. Trong những tháng đầu bị cấm vận, ông Nhậm khởi xướng chương trình tuyển dụng mang tên “Tuổi trẻ thiên tài”, ưu tiên các ứng viên là người chiến thắng trong các cuộc thi nghiên cứu hoặc sở hữu các công trình nghiên cứu có“kết quả hữu hình và có ảnh hưởng”.
Trước đây, ông Nhậm cũng từng ghé thăm hàng loạt các trường đại học, chẳng hạn thăm 4 trường trong 3 ngày vào tháng 7/2020. Tháng 9 cùng năm, ông nói rằng Trung Quốc cần những nghiên cứu cơ bản, không bị thúc đẩy bởi khoa học ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản hay thuần túy tập trung vào lý thuyết tiên tiến hơn là theo đuổi kết quả cho mục tiêu hoặc sản phẩm cụ thể như khoa học ứng dụng. Những năm gần đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu cơ bản.
Năm 2023, Huawei lấy lại mảng kinh doanh smartphone hùng mạnh một thời tại Trung Quốc nhờ thiết kế chip mới, dường như đã vượt qua các nỗ lực hạn chế công ty tiếp cận chất bán dẫn tiên tiến của Mỹ. Dòng Mate 60 lên kệ tháng 8/2023 là những điện thoại 5G đầu tiên mà Huawei sản xuất trong vòng ba năm. Chúng sử dụng chip Kirin 9000s do công ty chip HiSilicon của Huawei thiết kế và chế tạo trên quy trình 7nm của SMIC.
Màn ra mắt của Mate 60 được chào đón nhiệt tình tai Trung Quốc, giúp doanh số di động Huawei tăng vọt, trở lại top 5 thương hiệu smartphone trong nước. Năm nay, Huawei tiếp tục công bố Pura 70 series, cũng dùng chip 7nm. Công ty cũng đang nhanh chóng hành động để lấp đầy nhu cầu chip AI trong nước mà Nvidia để lại. Tuần trước, một quan chức Huawei tiết lộ trong một số bài kiểm tra, chip AI Ascend 910B đã đánh bại Nvidia A100 về tính hiệu quả khi đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Nhà sáng lập Huawei đến các trường đại học “săn” nhân tài